Những câu hỏi liên quan
Sửu Nhi Channel
Xem chi tiết
nguyenthitulinh
1 tháng 10 2016 lúc 13:52

lão hạc trong truyện ngắn cùng tên là hình tượng tiêu biểu cho 1 người nông dẫn trước cách mạng thắng 8 . ông hai trong tác phẩm làng sẽ học ở lớp 9 của nhà văn kim lân cũng là 1 người nông dân như lão hạc nhưng ông sống vào thời kì sau cách mạng tháng tám . đọc hai tác phẩm Làng của kim lân và Lão hạc của nam cao mới thấy rõ được nhưng tư tưởng trong nhân vật . 1 bên cam chịu số phận , 1 bên có tinh thần đấu tranh cao . cả 2 đều là hình ảnh tiêu biểu cho 1 đất nước nhưng ở 2 thời kì khác nhau .

Bình luận (0)
bị trừ điểm rùi
1 tháng 10 2016 lúc 15:21

lão hạc là biểu tượng của ng dân trong bài thơ: đất nước này ngộ quá phải k anh 

của nhà thơ hiện đại trần thị lam, nhà thơ k muốn nhìn thấy lão hạc ngày nay giống ngày xưa mà phải sánh vai với cường quốc 5 châu,

cám ơn cô cho thế hệ chúng em thấy dc nỗi nhục thua kém nước ngoài

Bình luận (0)
My Dream
7 tháng 1 2020 lúc 11:10

  Đây là 1 vài y', bạn tham khảo nha!! :>

Lão Hạc được tác giả Nam Cao khắc họa một cách rất sinh động, chi tiết đến chân thực. Thậm chí còn được coi là một hình tượng của người nông dân Việt Nam tiêu biểu trước Cách mạng Tháng Tám. 
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm. Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão phải sống lay lắt, rau cháo qua ngày...
Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn...
Có thể nói, lão là một người nghĩa tình, thủy chung, vô cùng trung thực. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả...
Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ, cái xã hội mà “hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp. Người này co mà người kia bị hở”. Lão Hạc vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận những giá lạnh của cuộc đời để nhường tấm chăn hạnh phúc cho người con xa nhà. Cũng qua câu chuyện về lão Hạc, nhà văn thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối với những con người bất hạnh mà biết sống cao thượng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Hân
Xem chi tiết
Cam Ngoc Tu Minh
14 tháng 8 2023 lúc 9:24

a. Bố cục 3 phần của bài văn:

Mở bài: Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật lão Hạc.Thân bài:Khái quát về cuộc đời và số phận của lão Hạc.Tình yêu thương con của lão Hạc.Lòng tự trọng của lão Hạc.Kết bài: Khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.

b. Mở bài gồm 2 đoạn văn:

Đoạn văn đầu tiên giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật lão Hạc.Đoạn văn thứ hai khái quát về cuộc đời và số phận của lão Hạc.

c. Nhiệm vụ và cách trình bày phần thân bài:

Nhiệm vụ chính của phần thân bài là phân tích, chứng minh, bình luận về những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.

Phần thân bài gồm 3 đoạn văn:

Đoạn văn đầu tiên phân tích tình yêu thương con của lão Hạc.Đoạn văn thứ hai phân tích lòng tự trọng của lão Hạc.Đoạn văn thứ ba khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.

Mỗi đoạn văn trong phần thân bài có nhiệm vụ làm rõ một nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.

Câu chủ đề mỗi đoạn nằm ở đầu đoạn văn. Sau câu chủ đề, người viết triển khai luận điểm bằng cách phân tích, chứng minh, bình luận về những dẫn chứng trong tác phẩm.

Giữa các đoạn văn phần thân bài có liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

Ngoài trình bày dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, người viết có trình bày cảm nhận riêng, có bộc lộ cảm xúc về nhân vật và tác phẩm.

Người viết sử dụng các thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh để làm rõ những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.

d. Kết bài:

Khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.Đưa ra những cảm nhận riêng về nhân vật lão Hạc và tác phẩm.Khẳng định giá trị của tác phẩm Lão Hạc trong nền văn học Việt Nam.
Bình luận (0)
Vũ Phương Anh
Xem chi tiết
Lưu Ánh Dương
20 tháng 4 2020 lúc 23:10

Tích mình

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lưu Ánh Dương
20 tháng 4 2020 lúc 23:11

Tích có câu trả lời

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
21 tháng 4 2020 lúc 2:31

Trả lời:

Chúng ta đã từng học qua những truyện như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.

Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thâm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.

Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỳ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống? Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự “sắp xếp” cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.

Lão Hạc chết. Cái chết của Lão Hạc sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nồng dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm. Cái chết của Lão Hạc thay cho lời tố cáo cái xã hội phi nhân đạo - một thứ sản phẩm hỗn tạp của phong kiến, thực dân.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là Lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?

Ở tác phẩm Lão Hạc, ta có thấy niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.

Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh khỏng phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/tong-hop-cac-de-van-ve-tac-pham-lao-hac-co-dap-an

                                               ~Học tốt!~           

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
thông
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
30 tháng 11 2021 lúc 14:07

Tham khảo:https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=101660&q=Cho%20c%C3%A2u%20ch%E1%BB%A7%20%C4%91%E1%BB%81%20sau%20%3A%20L%C3%A3o%20H%E1%BA%A1c%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20n%C3%B4ng%20d%C3%A2n%20ngh%C3%A8o%20kh%E1%BB%95%20nh%C6%B0ng%20c%C3%B3%20ph%E1%BA%A9m%20ch%E1%BA%A5t%20trong%20s%E1%BA%A1ch%20gi%C3%A0u%20l%C3%B2ng%20t%E1%BB%B1%20tr%E1%BB%8Dng%20.%20H%C3%A3y%20vi%E1%BA%BFt%20m%E1%BB%99t%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20v%C4%83n%20ng%E1%BA%AFn%20theo%20ki%E1%BB%83u%20di%E1%BB%85n%20d%E1%BB%8Bch%20cho%20c%C3%A2u%20ch%E1%BB%A7%20%C4%91%E1%BB%81

Bình luận (0)
thông
30 tháng 11 2021 lúc 14:08

mn ơi giúp em với ạ 

Bình luận (0)
Lê Hoàng Gia Uyên
Xem chi tiết
Minh tâm 8E Trần
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 8:51

Em tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là người nông đân nghèo khổ, bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng. Với nhân vật cùng tên với tác phẩm thì tác giả đã xây dựng nên một '' lão hạc - người giàu lòng tự trọng ''. Tại sao lại có ý kiến như vậy và nó có ý nghĩa như thế nào? Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ở nhiều phương diện về mặt vật chất, tinh thần. Từ việc lão đã bán đi Cậu Vàng - con chó cùng chung sống với lão bao năm nay trong khi con trai lão đi phu đồn điền. Đó là con chó mà lão rất thương và xem như là con của mình nhưng vì không muốn sài đất mà vợ lão tậu cho con trai nên lão đành bán con chó. Ngoài ra, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo bởi lão không muốn làm phiền đến vợ chồng ông giáo. Hơn thế nữa, lão Hạc đã tính toán rất chỉnh chu cho việc làm ma sau này cho mình, nhờ ông giáo giữ hộ số tiền khi nào lão chết thì lấy để lo hậu sự chứ không muốn phiền đến bà con trong làng. Qua từng chi tiết đó, ta có thể nhận thấy Lão Hạc rất giàu lòng tự trọng.

Bình luận (0)
Jack Yasuo
Xem chi tiết
chxnghỉaten
1 tháng 10 2022 lúc 21:40

                (1)  Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo sống trong xã hội xưa nhưng lại có tấm lòng lương thiện và tình yêu thương con sâu sắc.(2) Tình cảm của lão đc thể hiện qua việc khi con ko lấy đc vợ vì nhà gái thách cưới cao , lão khuyên con và ko cho con bán vườn khi con đòi bán và nếu bán thì tương lai con sẽ ra sao.(3) Mặc dù biết con vẫn yêu thầm con kia thì lão cũng chỉ biết thương con và đau đớn trong thầm lặng.(4) Kể cả khi con phẫn chí đi  đồn điền cao su, lão chới với với nỗi đau mất con cùng 3 đồng bạc nặng trĩu trên tay , lão nghẹo ngào khóc : “ Thẻ nó ng ta dữ, hình nó ng ta chụp, giờ nó là ng của ng ta chứ ko còn là con tôi nữa”.(5) Với tình yêu thương con nên lão luôn dằn vặt, mặc cảm, đau đớn vì ko lo nổi cho con và vì ko làm tròn bổn phận ng cha.(6) Dù con lão đi đồn điền cao su, lão luônđếm tường ngày con xa vắn và trong đầu luôn thườn trực hình ảnh con.(7) Lão khắc khoải mong con trở về và mơ ước một ngyà đc xum họp.(8) Lão quyết giữ mảnh vườn cho con mặc dù khi bị đặt vào tình thế nghiệt ngã nhưung lão vẫn ko ăn phạm và tiền của con mà con chọn cái chết để bảo toàn nó.(9) Từ đó cho ta thấy hình ảnh một ng cha yêu con thật thiêng liêng và đằm thắm của Lão Hạc dành cho con đáng kính biết bao.

Bình luận (0)
Ro Nam
Xem chi tiết
Vũ Mai Hà Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 11 2021 lúc 10:51

Em tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là một nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng. Với nhân vật cùng tên với tác phẩm thì tác giả đã xây dựng nên một '' lão hạc - người giàu lòng tự trọng ''. Tại sao lại có ý kiến như vậy và nó có ý nghĩa như thế nào? Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ở nhiều phương diện về mặt vật chất, tinh thần. Từ việc lão đã bán đi Cậu Vàng - con chó cùng chung sống với lão bao năm nay trong khi con trai lão đi phu đồn điền. Đó là con chó mà lão rất thương và xem như là con của mình nhưng vì không muốn sài đất mà vợ lão tậu cho con trai nên lão đành bán con chó. Ngoài ra, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo bởi lão không muốn làm phiền đến vợ chồng ông giáo. Hơn thế nữa, lão Hạc đã tính toán rất chỉnh chu cho việc làm ma sau này cho mình, nhờ ông giáo giữ hộ số tiền khi nào lão chết thì lấy để lo hậu sự chứ không muốn phiền đến bà con trong làng. Qua từng chi tiết đó, ta có thể nhận thấy Lão Hạc rất giàu lòng tự trọng.

Bình luận (0)
HUYSUS
4 tháng 10 2022 lúc 15:54

Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến

Bình luận (0)